Các bệnh da nhiễm khuẩn

BNH CHC (Impetigo)

Chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da rất phổ biến, đặc trưng bởi các thương tổn cơ bản là bọng nước nông, rải rác, nhanh chóng hoá mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, người lớn cũng có thể bị. Bệnh có thể gây các biến chứng tại chỗ và toàn thân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. 
Nguyên nhân 
– Do tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu hoặc phối hợp cả hai.
– Yếu tố thuận lợi: tuổi nhỏ, thời tiết nóng ẩm, mùa hè, điều kiện vệ sinh kém hoặc có bệnh da phối hợp như chấy rận, ghẻ, côn trùng cắn, viêm da cơ địa.

NHT (Furuncle)

Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh.
Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, tuy nhiên, bệnh thường gặp hơn ở trẻ em.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng. Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường…vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh

VIÊM NANG LÔNG (Folliculitis)

Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.
Nguyên nhân 
– Nguyên nhân chủ yếu là tụ cầu vàng và trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa).
– Các nguyên nhân khác:
+ Nấm: Trichophyton rubrum hoặc Malassezia folliculitis (Pityrosporum folliculitis).
+ Virút Herpes simplex thƣờng gây viêm nang lông vùng quanh miệng.
+ Viêm nang lông không do vi khuẩn:
. Pseudo- folliculitis (giả viêm nang lông) hay gặp ở vùng cằm do cạo râu gây hiện tượng lông chọc thịt.
. Viêm nang lông tăng bạch cầu ái toan thường gặp ở những người suy giảm miễn dịch.
. Viêm nang lông Decalvans hay gặp vùng da đầu gây rụng tóc vĩnh viễn.
. Viêm nang lông ở những người công nhân tiếp xúc với dầu mỡ như thợ lọc dầu, thợ máy…
– Một số yếu tố thuận lợi
Tại chỗ
+ Mặc quần áo quá chật
+ Da ẩm ướt
+ Tăng tiết mồ hôi
+ Gãi, cào
+ Cạo râu
+ Nhổ lông
+ Các thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng
+ Dùng thuốc bôi corticoid lâu ngày
Toàn thân
+ Béo phì
+ Tiểu đường
+ Giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải
+ Suy thận, chạy thận nhân tạo
+ Thiếu máu do thiếu sắt đôi khi kết hợp đối với những trường hợp viêm nang lông mạn tính

HI CHNG BONG VY DA DO TCU (Staphylococcal Scalded Skin Syndrome – SSSS)

Hội chứng bong vảy da do tụ cầu hay bệnh Ritter được bác sĩ người Đức Gottfried Ritter von Rittershain mô tả lần đầu vào năm 1878. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ do độc tố của tụ cầu vàng gây ra và có thể gây thành dịch ở trẻ sơ sinh trong bệnh viện.
Nguyên nhân
Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) tiết ra độc tố gây bong da lưu hành trong máu người bệnh. Có 2 loại độc tố khác nhau là exfoliative toxin A và B (ETA, ETB). Các độc tố làm phân cắt desmoglein 1 (thường nằm ở lớp hạt của thượng bì) gây ra các bọng nước khu trú nông, dễ vỡ và bong vảy rất nhanh

MỤN TRNG CÁ (Acne)

Mụn trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.
Bệnh biểu hiện bằng nhiều loại tổn thương khác nhau như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, nang…khu trú ở vị trí tiết nhiều chất bã như mặt, lưng, ngực.
Khoảng 80% trường hợp trứng cá gặp ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt giai đoạn dậy thì.
Trứng cá không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, tuy nhiên, do tồn tại dai dẳng, mụn, sẩn hay sẹo lồi, sẹo lõm ở vùng mặt ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nguyên nhân 

Mụn trứng cá được hình thành dưới tác động của 3 yếu tố chính. Đó là tăng sản xuất chất bã, sừng hóa cổ nang lông và vai trò của vi khuẩn Propionibacterium acnes.
a) Tăng tiết chất bã
Tuyến bã chịu sự điều tiết hoạt động của các hormon, đặc biệt là hormon sinh dục nam, các hormon này kích thích tuyến bã hoạt động và phát triển thể tích làm tăng bài tiết chất bã lên nhiều lần.
b) Sừng hóa cổ nang lông
Cổ nang lông tuyến bã bị sừng hóa làm ống bài xuất tuyến bã bị hẹp lại, chất bã không thoát ra ngoài được nên bị ứ đọng lại trong lòng tuyến bã, lâu ngày bị cô đặc lại hình thành nhân trứng cá.
c) Sự gia tăng hoạt động của vi khuẩn Propionibacterium acnes (P. acnes)
Bình thường P. acnes cư trú ở da một cách vô hại. Khi các lỗ nang lông bị ứ lại, các chất bã và tế bào chết sẽ tạo nên môi trường kỵ khí và P. acnes có thể phát triển, trở nên gây bệnh.
d) Một số yếu tố khác liên quan đến hình thành mụn trứng cá
Tuổi: trứng cá thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên, 90% trường hợp ở lứa tuổi 13-19, sau đó bệnh giảm dần, nhưng trứng cá có thể bắt đầu ở tuổi 20-30 hoặc muộn hơn, thậm chí tới tuổi 50-59
Giới: bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ nữ/nam gần bằng 2/1, nhưng bệnh ở nam thường nặng hơn ở nữ.
Yếu tố gia đình: có ảnh hưởng rõ rệt đến bệnh trứng cá. Theo Goulden, cứ 100 bệnh nhân bị trứng cá thì 50% có tiền sử gia đình.
Yếu tố thời tiết, chủng tộc: khí hậu nóng ẩm, hanh khô liên quan đến bệnh trứng cá; người da trắng và da vàng bị bệnh trứng cá nhiều hơn người da đen.
Yếu tố nghề nghiệp: khi tiếp xúc với dầu mỡ, với ánh nắng nhiều…làm tăng khả năng bị bệnh.
Yếu tố stress: có thể gây nên bệnh hoặc làm tăng nặng bệnh trứng cá.
Chế độ ăn: một số thức ăn có thể làm tăng bệnh trứng cá như sô-cô-la, đường, bơ, cà phê…
Các bệnh nội tiết: một số bệnh như Cushing, bệnh cường giáp trạng, bệnh buồng trứng đa nang…làm tăng trứng cá.
Thuốc: một số thuốc làm tăng trứng cá, trong đó thường gặp là corticoid, isoniazid, thuốc có nhóm halogen, androgen (testosteron), lithium…
Một số nguyên nhân tại chỗ: vệ sinh da mặt, chà xát, nặn bóp không đúng phương pháp và lạm dụng mỹ phẩm làm ảnh hưởng đến bệnh trứng cá

Kết quả hiệu quả kháng khuẩn của HOCl được thử nghiệm bởi Viện Cantacuzino ở Romania và Hiệp hội Nước chức năng Nhật Bản củng cố phạm vi và tốc độ bất hoạt của vi khuẩn. Họ cũng nhấn mạnh mức độ hiệu suất đặc biệt cao của HOCl chống lại tụ cầu vàng Staphylococcus aureus và trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, cả hai đều thường xuyên liên quan đến các bệnh nhiễm khuẩn da.

HOCl 100ppm có tác dụng diệt vi khuẩn ngay lập tức trên tất cả các sinh vật được đánh giá khi so sánh với 3 loại thuốc sát trùng da thường được sử dụng là Povidone iodine 5% (Petadine, PI), Chlorhexidine gluconate 4% (CHG, CHX), và cồn isopropyl 70% (IPA). Điều này làm nổi bật công dụng của nó như một chất làm sạch da thay thế tiềm năng bởi không chỉ khả năng sát khuẩn nổi trội mà còn 1 điểm đặc biệt khác là an toàn cho cơ thể

Kết quả của các tác giả cho thấy khi so sánh với PI 5% và CHG 4%, HOCl 100ppm có thời gian phản ứng giết tức thì bằng hoặc hơn đối với mọi vi sinh vật được thử nghiệm. Mặc dù cồn IPA 70% có phản ứng tiêu diệt thời gian tức thì hơn so với CHG 4% hoặc PI 5%, nó có giới hạn tương đương với HOCl 100ppm đối với MSSA và tác dụng hạn chế đối với S. xylosus.

HOCl giết tức thì đối với các chủng vi khuẩn gây các bệnh da nhiễm khuẩn kể cả các loại kháng thuốc (trừ Tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin thì HOCl có thời gian diệt tương đương các chất khác)

Tổng hợp lại, những kết quả này cho thấy HOCl 100ppm có tiềm năng là một chất thay thế tương đương, nếu không muốn nói là vượt trội hơn để khử trùng trước các thủ thuật từ tiêm thẩm mỹ đến phẫu thuật.

Hiệu quả in vitro của các chất khử trùng thông thường chống lại (A) Tụ cầu vàng kháng methicillin (B) Tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin  (C) Tụ cầu kháng methicillin (D) Tụ cầu nhạy cảm với methicillin (E) Staphylococcus capitis (F) Staphylococcus capitis (F) Xylosus (G) Candida albicans (H) Vi khuẩn Propioni acnes, Corynebacterium striatum, Corynebacterium amycolatum, Streptococcus pyogenes và Pseudomonas aeruginosa. CFU, đơn vị hình thành khuẩn lạc.

Nghiên cứu của Anagnostopoulos và cộng sự, 0.01% Hypochlorous Acid as an Alternative Skin Antiseptic: An In Vitro Comparison, 2018

Thông tin về các loại bệnh nhiễm khuẩn da theo tài liệu của Bộ Y tế Việt Nam

Dung dịch sát khuẩn MiraChlor 

 

  • Sát khuẩn các bộ phận cơ thể
  • Sát khuẩn tất cả các bề mặt, thực phẩm, đồ chơi vật dụng trẻ em
  • Giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn ở vết cắt, vết trầy và vết bỏng
  • Khử mùi hôi không khí, vật dụng, trang thiết bị

MiraChlor sát khuẩn dùng trong y tế

. Sát khuẩn trước, trong, sau phẫu thuật
. Sát khuẩn vết thương, vết loét, vết mổ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *