Tiểu đường ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe răng miệng?

Tiểu đường là một trong những căn bệnh có tỷ lệ mắc tăng nhanh nhất trong thập kỷ qua. Bên cạnh những biến chứng thường gặp như xơ vữa động mạch, loét bàn chân thì nó còn gây nhiều tác động xấu khác lên cơ thể. Trong đó, hậu quả trên răng miệng ít được nhắc đến hơn, nhưng lại không thể chủ quan.

Contents

Tiểu đường ảnh hưởng như nào đến sức khỏe răng miệng?

Tiểu đường là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng đường huyết cao hơn ngưỡng bình thường. Đường lại chính là nguồn thức ăn cho vi khuẩn, nấm tăng sinh và phát triển. Vì vậy, người tiểu đường rất dễ gặp phải viêm, nhiễm trùng.

Không chỉ vậy, đường huyết cao ức chế khả năng tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu, bổ thể. Hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, không đủ sức chống chọi với sự tấn công của mầm bệnh.

Ngoài ra, một số thuốc dùng cho người tiểu đường đã được chứng minh là thường gây ra khô miệng. Khi đó, niêm mạc miệng dễ bị nứt nẻ và tổn thương, tạo kẽ hở cho mầm bệnh xâm nhập.

Bình thường, khoang miệng có hàng triệu vi khuẩn, nấm… chung sống hòa bình. Chúng thường không gây bệnh ở người khỏe mạnh, nhưng sẽ âm thầm phát triển và chờ đợi thời cơ để tấn công những đối tượng có nhiều yếu tố nguy cơ như bệnh nhân tiểu đường. Nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách, người tiểu đường dễ gặp phải các biến chứng như:

  • Sâu răng
  • Viêm nướu răng
  • Viêm nha chu
  • Nấm miệng

Người bệnh có thể mắc một hoặc đồng thời các biến chứng trên. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh răng miệng ở người tiểu đường

Một số triệu chứng cảnh báo vấn đề răng miệng ở người tiểu đường là:

  • Chảy máu chân răng và nướu răng, nhất là khi xỉa răng hoặc đánh răng.
  • Hôi miệng mạn tính, ngay cả sau khi đánh răng.
  • Nướu đỏ hoặc sưng
  • Tụt nướu, khiến răng trông to và dài hơn.
  • Lưỡi, niêm mạc 2 bên má, nướu … xuất hiện những mảng màu trắng như phô mai.
  • Răng bị lung lay
  • Mất vị giác

Khi mới xuất hiện, các bệnh răng miệng có thể không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, người bệnh tiểu đường nên thường xuyên đi khám nha khoa để phát hiện bệnh kịp thời và điều trị đúng lúc.

Cách phòng ngừa bệnh về răng miệng cho người đái tháo đường 

Cách tốt nhất để ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường là kiểm soát đường huyết. Đường huyết bình thường giúp ức chế sự phát triển của các vi sinh vật ký sinh trong cơ thể. Đồng thời, hệ miễn dịch tự nhiên cũng khỏe mạnh hơn, tăng cường khả năng bảo vệ cơ thể.

Để duy trì ngưỡng đường huyết ở mức bình thường, cần dùng thuốc đều đặn và điều chỉnh chế độ ăn uống, lối sống phù hợp.

Định kỳ kiểm tra đường huyết và thông báo cho bác sĩ nếu kết quả chưa ổn định. Bác sĩ sẽ thay đổi liệu trình dùng thuốc để phù hợp với tình trạng của người bệnh.

Bệnh nhân tiểu đường cần chăm sóc răng miệng đúng cách 

Bên cạnh việc kiểm soát đường huyết, người tiểu đường cũng cần chú ý chăm sóc răng miệng đúng cách. Các biện pháp sau nên được tuân thủ chặt chẽ:

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày
  • Dùng bàn chải mềm, thay bàn chải sau mỗi 3 tháng.
  • Dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Súc miệng 2 lần/ngày bằng dung dịch sát khuẩn
  • Uống đủ nước, không để miệng bị khô và nứt nẻ.
  • Thường xuyên tự kiểm tra răng và miệng.
  • Đi khám nha khoa 6 tháng/lần.
  • Không ăn nhiều bánh kẹo ngọt, đồ ăn nhiều đường.

Nước súc miệng MiraChlor với thành phần HOCl tinh khiết, giúp phòng ngừa và điều trị hiệu quả các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là các vết thương trong niêm mạc miệng.

  • Nước súc miệng diệt khuẩn hàng ngày
  • Giúp khử mùi hôi, ngăn ngừa mảng bám
  • Hỗ trợ lành thương các vết lở miệng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *