Dung dịch sát khuẩn phẫu thuật, tiểu phẫu, da liễu, thẩm mỹ

Nhiễm trùng vết mổ là một trong những loại nhiễm trùng thường gặp. Chúng làm tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian và bệnh tật cho bệnh nhân. Một nhiễm trùng vết mổ đơn thuần làm kéo dài thời gian nằm viện thêm 7-10 ngày. Ngoài ra, chúng làm tăng việc lạm dụng kháng sinh và kháng kháng sinh, một vấn đề lớn cho y tế cộng đồng và điều trị lâm sàng trên toàn cầu.  

Contents

Nguyên nhân gây nhiễm trùng vết mổ.

Có 2 nguồn tác nhân chính gây nhiễm trùng vết mổ gồm: 

– Vi sinh vật trên người bệnh (nội sinh): Là nguồn tác nhân chính, gồm các vi sinh vật thường trú có ngay trên cơ thể người bệnh. Các vi sinh vật này thường cư trú ở tế bào biểu bì da, niêm mạc hoặc trong các khoang/tạng rỗng của cơ thể. 

– Vi sinh vật ngoài môi trường (ngoại sinh): Là các vi sinh vật ở ngoài môi trường xâm nhập vào vết mổ trong thời gian phẫu thuật như buồng phẫu thuật, dụng cụ bị nhiễm khuẩn hoặc khi chăm sóc vết mổ.

Các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào vết mổ chủ yếu trong thời gian phẫu thuật theo cơ chế trực tiếp, tại chỗ. Chủ yếu là các vi sinh vật định cư trên vùng rạch da, ở các mô/tổ chức vùng phẫu thuật hoặc từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào vết mổ qua các tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp, đặc biệt là các tiếp xúc qua bàn tay kíp phẫu thuật.

Bác sĩ cần làm gì để hạn chế nhiễm trùng vết mổ?

  • Làm sạch tay và cánh tay lên đến khuỷu tay bằng các chất khử trùng ngay trước khi phẫu thuật
  • Sát khuẩn kỹ vùng da cần phẫu thuật bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dùng.
  • Khử trùng dụng cụ, buồng phẫu thuật trước khi thực hành.
  • Mang khẩu trang, áo choàng và găng tay theo quy định trong khi phẫu thuật;
  • Chỉ định dùng kháng sinh cho bệnh nhân trong vòng 60 phút trước khi phẫu thuật bắt đầu và nên dừng kháng sinh trong vòng 24 giờ sau phẫu thuật.

Tuân thủ theo các hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn của Bộ Y tế và sử dụng dung dịch sát khuẩn phù hợp sẽ giúp ngăn chặn và giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng vết mổ cho bệnh nhân. 

Lựa chọn dung dịch sát khuẩn chất lượng 

Một số chất sát khuẩn được sử dụng phổ biến hơn để chuẩn bị cho lớp biểu bì bao gồm cồn isopropyl, povidone– iodine, chlorhexidine và HOCl. 

  • Cồn isopropyl: Chi phí thấp nhưng có thể gây kích ứng và dễ cháy.
  • Povidone-iodine: Hiệu quả nhanh chóng nhưng gây nhuộm màu da, xót, chậm lành vết thương.
  • Chlorhexidine: Có tác dụng kéo dài nhưng gây độc tế bào, có thể gây kích ứng và rát trên da người bệnh.
  • HOCl: có khả năng tiêu diệt không chọn lọc và tiêu diệt lập tức tất cả vi khuẩn, vi rút, nấm, nấm men, bào tử…, an toàn với cơ thể người và môi trường.

Hypochlorous Acid (HOCl) được tạo ra bởi bạch cầu trung tính như một phần của hệ thống miễn dịch bẩm sinh. 

HOCl được dung nạp tốt và có hiệu quả trong việc giảm tải lượng vi khuẩn, do đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Kiểm tra đã chỉ ra rằng HOCl có hiệu quả cao chống lại một loạt vi khuẩn gây bệnh bao gồm vi khuẩn tụ cầu (S. aureus), trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa), Escherichia coli, các loại nấm…  (Bảng 1) và màng sinh học.

Trong các nghiên cứu sử dụng HOCl như chất sát khuẩn trước khi phẫu thuật, chỉ trong vòng 30 giây từ khi dùng, tải lượng vi khuẩn thường trú giảm bởi log10 là 3,44 ở vùng bẹn và 1,86 ở vùng bụng (Theo báo cáo của Phòng thí nghiệm BioScience # 050811-103). Hơn nữa, nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy HOCl không có tác dụng gây độc trên nguyên bào sợi và không làm cản trở quá trình lành thương. Theo Rubinsky và các đồng nghiệp đã lưu ý trong một bài báo năm 2016, vi khuẩn không thể vô hiệu hóa HOCl, nên không có khả năng kháng chất này. Điều này chứng minh HOCl là một lựa chọn tối ưu để khử trùng vết thương và vết mổ vào thời điểm mà tình trạng kháng kháng sinh đang ngày càng được quan tâm.

MiraChlor – sản phẩm HOCl của Letus có khả năng tiêu diệt 99,99999% các mầm bệnh chỉ trong 15 giây và không gây hại cho cơ thể cũng như môi trường. Đáp ứng các tiêu chí của một dung dịch khử khuẩn/ sát khuẩn lý tưởng:

– Phổ kháng khuẩn rộng: Hiệu quả trên cả vi khuẩn Gram (+) và Gram (-), vi nấm.

– Sát khuẩn mạnh mẽ và nhanh chóng.

– Giảm viêm, loại bỏ màng sinh học (yếu tố cản trở quá trình tiêu diệt vi khuẩn và làm lành vết thương).

– Giúp các tổn thương da mau lành một cách tự nhiên.

– Không kích thích kháng thuốc.

– An toàn, không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài.

– Không có chất gây hại.

MiraChlor sát khuẩn dùng trong y tế

. Sát khuẩn trước, trong, sau phẫu thuật
. Sát khuẩn vết thương, vết loét, vết mổ

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (Ban hành kèm theo Quyết định số: 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế)
  2. Use of Hypochlorous Acid as a Preoperative Antiseptic Before Placement of Dermal Fillers: An Alternative to the Standard Options. Chapman, Iona MD; Hsu, Jeffrey T.S. MD; Stankiewicz, Kelly MD; Bhatia, Ashish C. MD, FAAD, 2008
  3. Biện Pháp Thực Hành Phòng Ngừa Nhiễm Khuẩn Vết Mổ – Bệnh viện Chợ Rẫy

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *